TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9365751
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
15 người ngoại quốc có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc (19/12/2008)


         Ngày 29/11, Trung Quốc đã công bố kết quả bầu chọn 15 người nước ngoài có ảnh hưởng lớn nhất vì những cống hiến của họ cho sự phát triển của đất nước trong vòng 3 thập niên qua. Danh sách này bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, khoa học, xây dựng, quản lý, giáo dục, truyền thông và nông nghiệp. Tạp chí Nhân tài Quốc tế đã mời một hội đồng gồm 38 thành viên để bình chọn ra 15 người có ảnh hưởng nhất từ danh sách ban đầu 29 người.

Danh sách 15 nhân vật bao gồm:

Robert A. MundellRobert A. Mundell: Giáo sư Đại học Columbia, người được trao giải Nobel kinh tế học năm 1999 vì những công trình khoa học của ông trong lĩnh vực tiền tệ, nay đang là cố vấn cho Ngân hàng Trung Quốc





Franklin Yang Chen-ning
, Nhà vật lý Mỹ gốc Hoa và được trao giải Nobel năm 1957








Lee Tsung-dao
, Một nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa cùng nhận giải Noble với Yang Chen-ning







John L. Thornton
, Cựu Chủ tịch và Đồng Giám đốc điều hành công ty Goldman Sachs, từng là Chủ tịch Goldman Sachs châu Á trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á trong cuối thập niên 1990. Hiên nay ông là giáo sư và giám đốc chương trình lãnh đạo toàn cầu tại Đại học Thanh Hoa.





Ian Fok Chun-wan
: Nhà doanh nghiệp Hồng Kông cũng là con của
Henry Fok Ying Tung, người từng có mối quan hệ đầy quyền lực với chính phủ đại lục cho tới khi ông chết năm 2006.







Hein Verbruggen
, Ủy viên Ủy ban Olympic quốc tế, cũng là chủ tịch Ủy ban điều phối Olympics Bắc Kinh









I.M. Pei
: Kiến trúc sư nổi tiếng, người đã thiết kế trụ sở Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, khách sạn Hương Sơn tại Bắc Kinh trong thập niên 1980 và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C., Hoa Kỳ năm 2004.




Henk Bekedam
: người Hà Lan, từng là Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Trung Quốc trong thời gian bùng nổ đại dịch SARS năm 2003.







Werner Gerich
: trong đầu thập niên 1980, Gerich là nhà quản lý nước ngoài đầu tiên của một công ty Trung Quốc kể từ khi thành lập CHND Trung Hoa năm 1949. Ông cũng là người nước ngoài đầu tiên được cấp thẻ cư trú tại Trung Quốc vào năm 1986.


Sabriye Tenberken: Nhà công tác xã hội người Đức đã thành lập trường học cho người khiếm thị tại Tây Tạng năm 1998 và cũng là đồng sáng lập tổ chức Chữ nổi không biên giới.





Morihiko Hiramatsu
: Cựu Tỉnh trưởng
Oita của Nhật Bản. Ông đã phát triển một chương trình phát triển nông thôn tại TRung Quốc có tên “Mỗi ngôi làng, mỗi sản phẩm” khuyến khích chuyên môn hóa địa phương trong các sản phẩm nông nghiệp và cũng đã thúc đẩy nhiều chương trình tương tự tại Trung Quốc





Seiei Toyama
: một chuyên gia môi trường người Nhật, người đã thực hiện nhiều dự án trồng rừng tại những khu vực bi sa mạc hóa. Ông chết năm 2004.







Shoichi Hara
: Một cán bộ nông nghiệp tại tỉnh
Hokkaido, phía bắc Nhật Bản. Sauk hi nghỉ hưu năm 1981, ở độ tuổi 64, ông đã dành 21 năm tiếp theo thực hiện các dự án canh tác lúa tại Trung Quốc. Ông mất năm 2002.

Moris Topaz: bác sĩ người Israel, ngay khi nghe tin vụ động đất Tứ Xuyên xảy ra, ông đã tới Trung Quốc để tham gia cứu chữa nạn nhân.













 
Edwin Maher: Phát thanh viên của CCTV-9, kênh truyền hình tiếng Anh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.










Tổng hợp: PNT

(Nguồn Washington Post ngày 3/12/2008 và Tân Hoa Xã ngày 29/11/2008)



Các tin khác

Chuyến công tác trao đổi khoa học tại Singapore và Malayxia (27/11/2008)
Chuyến thăm và khảo sát của cán bộ Viện Nghiên Cứu Trung Quốc tại hai tỉnh Quảng Tây và Hải Nam - Trung Quốc (03/07/2008)
Toạ đàm khoa học “Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI” (28/04/2008)
Sự trỗi dậy của những tầng lớp xã hội mới là tiêu chí của xã hội phát triển (28/02/2008)
Đại hội 17 Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhận định của nhà khoa học Nga (25/02/2008)
Kỷ niệm 100 năm Tôn Trung Sơn lãnh đạo biên giới Quảng Tây khởi nghĩa vũ trang chống Thanh. (25/02/2008)
“Vai trò của cán bộ công chức Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới” (13/01/2008)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn