TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9368403
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Sự trỗi dậy của những tầng lớp xã hội mới là tiêu chí của xã hội phát triển (28/02/2008)

Gần đây, Diễn đàn “Thời đại tư bản Trung Quốc đến gần và những thách thức” được tổ chức tại Vũ Hán. Phó Chủ tịch Liên hiệp Công thương toàn quốc, nhà kinh tế Cố Thắng Trở đã tham dự và có bài phát biểu với chủ đề xoay quanh vấn đề “các tầng lớp xã hội mới”.
Bài phát biểu của ông đã chỉ ra rằng, từ cải cách mở cửa cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã phôi thai và thúc đẩy sự ra đời của tầng lớp xã hội mới hình thành bởi những người làm kinh tế phi công hữu và các phần tử trí thức tự do lựa chọn nghề nghiệp. Đây là một tiêu chí quan trọng trong sự phát triển tiến bộ của xã hội Trung Quốc. Các tầng lớp xã hội mới đã phát huy vai trò to lớn trên các mặt như góp phần làm tăng các nguồn thu tài chính và thuế, tạo công văn việc làm, tác động tích cực cho xã hội. Đây là một lực lượng mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển xã hội.
Ông Cố Thắng Trở cho rằng, sau cải cách mở cửa, Trung Quốc đã xuất hiện hai tầng lớp xã hội mới quan trọng: một là tầng lớp nông dân vào thành phố làm thuê có liên quan mật thiết tới quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa; hai là tầng lớp được cấu thành từ chủ doanh nghiệp “ba loại vốn”,  công nhân “cổ áo trắng”, những người sáng lập, người làm kỹ thuật trong các công ty dân doanh, những người làm việc tự do hình thành trong quá trình cải cách theo hướng thị trường hoá và quốc tế hoá.
Đặc điểm thứ nhất, các tầng lớp xã hội mới có nguồn gốc đa nguyên, hầu hết do công nhân, nông dân, cán bộ và các phần tử trí thức chuyển hoá thành, khác so với tầng lớp nông dân làm thuê chuyển hóa từ nông dân. Sự chuyển chuyển hóa giai tầng mới là đa nguyên. Quá trình chuyển hoá này được chia thành mấy làn sóng như: “trở về thành phố”, “đi buôn”, “phục viên”, “trở về đất nước”. Thứ nhất là làn sóng “trở về thành phố” của thanh niên trí thức từ cuối những năm 70 đến những năm 80 của thế kỷ trước; thứ hai là làn sóng cán bộ nhà nước và cán bộ khoa học kỹ thuật rời bỏ các cơ quan nhà nước đi ra ngoài lập nghiệp vào những năm 90 của thế kỷ XX, một số người giỏi giang trong xã hội, giỏi giang về khoa học kỹ thuật đã trở thành những doanh nhân thành đạt; thứ ba là những người làm công tác quản lý và công nhân trong các xí nghiệp quốc hữu tập thể chuyển nghề hay tự thân sáng lập sự nghiệp mới; thứ tư là làn sóng quân nhân phục viên và lưu học sinh trở về đất nước. Theo điều tra, trong các chủ doanh nghiệp tư nhân có 37% số người đã từng làm việc ở các xí nghiệp công hữu, 10% đã từng là cán bộ cơ quan nhà nước, có khoảng 20% đã từng tham gia quân đội, đồng thời hiện nay còn có hàng vạn lưu học sinh về nước lập nghiệp.
Đặc điểm thứ hai là kết cấu nhiều tầng nấc, khác biệt nhau và nhiều biến động, không ngừng phân hoá. Các tầng lớp xã hội mới không chỉ có những người kinh doanh cá thể mà có cả những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, có những lao động phổ thông mới tìm lại được việc làm, có cả những nhân sĩ chuyên nghiệp có tri thức và kỹ thuật; vừa có công ty nhỏ loại hình kinh doanh gia đình vừa có công ty đa quốc gia do nước ngoài trực tiếp đầu tư; vừa có “kinh tế của phái nước ngoài về” loại hình tập trung nhiều tri thức, vừa có  kinh tế tiểu nông tập trung nhiều sức lao động. Trong thể chế truyền thống, một thành viên nào đó được phân định thuộc tầng lớp nào đó, thì bản thân người đó và thế hệ sau của người đó không có cơ hội chuyển sang  tầng lớp khác. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, có những gia đình mấy đời đều làm ở một xí nghiệp, tính lưu động rất thấp. Sau khi những tầng lớp xã hội mới xuất hiện, tính lưu động không ngừng tăng lên, các tầng lớp xã hội không ngừng phân hoá, ngay trong những tầng lớp xã hội mới đã xuất hiện thế hệ “cũ” và “mới”.
Đặc điểm thứ ba là quan niệm có tính đa dạng, xu hướng lợi ích giữa các bên ngày càng lớn. Thành viên của các tầng lớp xã hội mới phần lớn đều có ý thức chủ thể, tự lập tự cường, có tinh thần ham học hỏi, khám phá, song phương hướng lợi ích rất khác biệt. Các chủ doanh nghiệp tư nhân hy vọng rằng thị trường mở rộng hơn nữa, quyền lợi kinh tế được pháp luật và các chính sách bảo vệ nhiều hơn nữa. Công nhân “áo trắng” làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhiều hơn đến ổn định xã hội và bảo hiểm phúc lợi. Những người làm nghề nghiệp tự do lại càng hy vọng thực hiện sự chuyển dịch hướng thượng công bằng. Đây là nhóm người năng động nhất, là nhóm người hoạt động kinh tế thị trường mạnh nhất, đồng thời cũng là nhóm có ý thức kinh tế thị trường khá mạnh mẽ và quan niệm giá trị đa nguyên hoá. Ông Cố Thắng Trở cũng cho biết, đóng góp của tầng lớp xã hội mới cho  kinh tế xã hội là rất lớn.
Đặc điểm thứ tư, tầng lớp xã hội mới là những người tạo ra các cơ hội việc làm, là nhóm người lập nghiệp. Các tầng lớp xã hội mới không chỉ tạo việc làm cho mình mà còn tạo việc làm cho xã hội, quá trình các xí nghiệp tư nhân lập nghiệp cũng chính là quá trình tạo việc làm. Theo thống kê, hiện nay kinh tế phi công hữu chiếm tới gần 75% việc làm trong cơ cấu việc làm ở thành thị, chiếm khoảng 70% đầu tư xã hội. Tới quý 1 năm 2007, số lượng các doanh nghiệp tư doanh của Trung Quốc đã  vượt qua con số 5 triệu hộ, với hơn 60 triệu nhân viên, số hộ công thương cá thể có hơn 25 triệu, nhân viên đạt hơn 50 triệu người. Chỉ riêng các hộ công thương cá thể và các doanh nghiệp tư doanh đã giải quyết được việc làm cho khoảng 110 triệu người.
Đặc điểm thứ năm, các tầng lớp mới ngày càng trẻ hóa, tri thức hóa và tràn đầy sức sống, là nhóm người sáng tạo. Trong giai đoạn đầu cải cách mở cửa, những người thuộc các tầng lớp dưới hay ngoài lề xã hội có thể chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các chủ doanh nghiệp tư doanh. Từ sau thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trình độ của các chủ doanh nghiệp tư doanh không ngừng được tăng lên, có học vấn ngày càng cao, chuyên nghiệp hóa và giỏi giang. Từ cải cách mở cửa đến nay, 70% sáng tạo kỹ thuật, 65% các độc quyền sáng chế trong nước và 80% sản phẩm mới đều xuất phát từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ,  trong khi các doan nghiệp vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp phi công hữu. Đồng thời, hàng trăm nghìn nguời “từ nước ngoài trở về quê hương làm ăn” cũng đang trở thành một lực lượng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc. Hiện 150.000  doanh nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh có tác dụng quan trọng trong  việc thúc đẩy xây dựng nhà nước kiểu sáng tạo.
Đặc điểm thứ sáu, tầng lớp xã hội mới là những người sở hữu các yếu tổ sản xuất, phần lớn là những người có thu nhập trung bình, là nhóm người góp sức cho dân giàu nước mạnh. Trong tầng lớp xã hội mới, hộ cá thể là những người lao động có tư liệu sản xuất, những nhân viên kỹ thuật của các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật dân doanh và những cán bộ kỹ thuật làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài đều là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Những người làm việc ở các tổ chức môi giới, những người làm nghề tự do là những người có tri thức, còn các doanh nghiệp tư nhân là những người có nguồn vốn lớn. Họ căn cứ vào những đóng góp về các yếu tố sản xuất như lao động, trí thức, kỹ thuật, quản lý để tham gia vào phân phối xã hội. Theo kết quả điều tra, 60% các chủ doanh ngiệp tư doanh cho rằng họ là tầng lớp có thu nhập trung bình. Nói chung, một xã hội ổn định thì kết cấu nên là “hình quả trám”, người giàu chiếm tỷ phần ít, người nghèo chiếm tỷ phần ít và  tầng lớp trung lưu chiếm phần nhiều. Ví như tỷ lệ tầng lớp trung lưu ở các nước Bắc Âu là khoảng gần 80%. Theo những yêu cầu cơ cấu xã hội hiện đại của việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, tỷ lệ những người có thu nhập trung bình cần không ngừng tăng lên. Tầng lớp xã hội mới sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự lớn mạnh của tầng lớp thu nhập trung bình và những người góp phần làm dân giàu nước mạnh.
Ông Cố Thắng Trở cho rằng, nhìn từ việc xây dựng xã hội hài hoà và văn minh chính trị thì các tầng lớp xã hội mới là những lực lượng quan trọng trong xây dựng xã hội hài hoà. Các tầng lớp xã hội mới có nguyện vọng chính trị ngày càng tăng, do vậy cần phải có cơ chế biểu đạt nguyện vọng chính trị hoàn thiện và kiện toàn hơn. Cần phải nhận thấy rằng các tầng lớp xã hội mới có tính hai mặt  trong trách nhiệm xã hội. Một mặt, cùng với việc của cải không ngừng tăng lên, ngày càng nhiều người tham gia vào những công việc công ích, từ thiện cho xã hội, đóng góp tích cực cho việc xây dựng xã hội hài hoà. Mặt khác, vấn đề không hài hòa trong quan hệ tiền lương lao động trong doanh nghiệp tư doanh cũng rất bức xúc.  Vì thế cần phải thông qua việc xây dựng chế độ mới để các tầng lớp xã hội mới tăng thêm trách nhiệm với xã hội, đóng góp cho sự hài hoà của xã hội.

Thùy Dương tổng hợp.




Các tin khác

Đại hội 17 Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhận định của nhà khoa học Nga (25/02/2008)
Kỷ niệm 100 năm Tôn Trung Sơn lãnh đạo biên giới Quảng Tây khởi nghĩa vũ trang chống Thanh. (25/02/2008)
“Vai trò của cán bộ công chức Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới” (13/01/2008)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn