TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9374939
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Kỷ niệm 100 năm Tôn Trung Sơn lãnh đạo biên giới Quảng Tây khởi nghĩa vũ trang chống Thanh. (25/02/2008)

Vừa qua, Trung ương Học hội Nghiên cứu cách mạng Dân tộc Tôn Trung Sơn phối hợp với Học hội Nghiên cứu cách mạng Dân tộc Tôn Trung Sơn khu Tự trị Quảng Tây cùng với Thị uỷ, chính quyền và Đại biểu các Đoàn thể thành phố Sùng Tả, Bằng Tường đã tiến hành một số hoạt động “Kỷ niệm 100 năm Tôn Trung Sơn lãnh đạo biên giới Quảng Tây khỏi nghĩa vũ trang chống Thanh”.
Sáng ngày 27 – 10 – 2007, tại Quảng trường Hữu Nghị Quan đã diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể, có đông đảo cán bộ lãnh đạo Sùng Tả, đại biểu các giới nhân dân, thanh niên học sinh sinh viên (và một số quan khách Việt Nam) tham dự.
Lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh
Buổi chiều cùng ngày, tiến hành Hội thảo khoa học với đề tài trên đây, họp tại Khách sạn Quốc tế Bằng Tường, có gần 50 học giả, Giáo sư và nhà nghiên cứu đến từ Viện khoa học xã hội Quảng Tây, các trường Đại học ở Quảng Tây và 3 giáo sư Việt Nam dự họp.
Tại Hội thảo, có trên 10 bản tham luận chính được trình bày theo các chủ đề:
1. Tiến trình lịch sử cuộc khởi nghĩa vũ trang ở biên giới Quảng Tây.
GS. Hoàng Tranh: Mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang ở biên giới Quảng Tây với Việt Nam. Nội dung nhấn mạnh “Việt Nam là căn cứ địa” và “cuộc khởi nghĩa này góp phần làm tăng tiến tình hữu nghị Trung Việt”.
-PGS. Trầm Biến Cự: Tôn Trung Sơn từ “Quyết sách khởi nghĩa Phòng Thành” đến “Trực tiếp đốc chiến trận đánh Trấn Nam Quan”.
- PGS. Chu Trung Kiên: Lịch sử vẻ vang của khởi nghĩa Trấn Nam Quan.
2. Phát huy tư tưởng Tôn Trung Sơn. Gồm có những bài của
- PGS. Mạc Tiểu Sa: Tư tưởng phát triển kinh tế khu vực của Tôn Trung Sonư với việc mở rộng khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
- GS. Chu Quần: Phát huy tinh hoa tư tưởng Dân chủ của Tôn Trung Sơn xây dựng xã hội hài hoà Tiểu Khang.
- PGS. Phan Tiểu Ngọc: Tư tưởng pháp trị của Tôn Trung Sơn và ? nghĩa thực tiễn của nó đối với việc xây dựng xã hội hài hoà.
3. Bổ sung tư liệu lịch sử về Tôn Trung Sơn. Có bài của
- GS. Đàm Triệu Nghị: Tôn Trung Sơn tại Quế Lam – Yêu nước, vì dân không ngừng phấn đấu.
- GS. Lý Điệu Văn: Cần làm rõ “bức thư bí mật” của Lục Vinh Đình gửi Tôn Trung Sơn trong khởi ngiã Trấn Nam Quan.
Trong các chủ đề chính trên đây, các học giả Việt Nam cũng đóng góp với Hội thảo ba tham luận:
- GS. Chương Thâu: Tôn Trung Sơn với Việt Nam
- GS. Nguyễn Huy Quý : Tôn Trung Sơn và tình hữu nghị chiến đấu Trung Việt
- GS. Nguyễn Văn Khánh: Dấu ấn Tôn Trung Sơn ở Việt Nam
Ngoài ra, còn có một số  ý kiến thảo luận của các nhà nghiên cứu khác như của PGS Hoàng Chấn Nam, Tô Văn, Đàm Yừn Linh, Tô Hồng, Lưu Kiến Văn, Hoàng Vĩ Sinh….
Tại hội thảo, qua mỗi tham luận báo cáo trong hai chủ đề chính Trung Quốc và hai GS Việt Nam “đồng chủ trì” tóm lược ý chính, nêu nhận định đánh giá nội dung khoa học. Cuối cùng GS Hoàng tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học xã hội Quảng Tây. Tổng kết Hội thảo và nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc Hội thảo khoa học:
Đã góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn sự kiện lịch sử này, hiểu rõ hơn tư tưởng Dân tộc – Dân chủ của Tôn Trung Sơn - Đồng thời đề xuất một số phương hướng tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về Tôn Trung Sơn và những vấn đề hữu quan như: Vai trò, ý nghĩa của khởi nghĩa vũ trang vùng biên giới là bước chuẩn bị cho khởi nghĩa Vũ Xương. Cách mạng Tân Hơi, lật đoỏ chính quyền phản động Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc …., về tiếp tục sự hợp tác quốc tế nghiên cứu giữa các học giả hai nước Trung – Việt.

Chương Thâu.




Các tin khác

“Vai trò của cán bộ công chức Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới” (13/01/2008)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn