TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9380060
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Nghiệm thu Đề tài Nhà nước “Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số nước Đông Á - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” (08/09/2010)

Ngày 24/7 vừa qua tại trụ sở Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã tổ chức buổi lễ nghiệm thu đánh giá kết quả đề tài: “Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số nước Đông Á - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam”, mã số KX.02.11/06-10 thuộc Chương trình KX.02/06-10, do PGS. TS. Phùng Thị Huệ làm chủ nghiệm đề tài và Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH Việt Nam là cơ quan chủ trì.

            Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước do GS Vũ Dương Ninh làm chủ tịch hội đồng và có sự tham gia một số nhà khoa học tên tuổi khác.

            Sau khi nghe PGS. TS. Phùng Thị Huệ - chủ nhiệm đề tài trình bày khái quát về nội dung đề tài cũng như những kết quả nghiên cứu đạt được, hội đồng nghiệm thu đã tiến hành thảo luận, đánh giá cũng như đưa ra những vấn đề cần trao đổi với chủ nhiệm đề tài.

            Sau gần ba giờ làm việc khẩn trương nghiêm túc, Hội đồng nghiệm thu đánh giá đã tiến hành bỏ phiếu chấm điểm. Kết quả, đề tài “Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số nước Đông Á - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” đã được thông qua với số điểm 93/100 đạt loại xuất sắc.

            Đề tài “Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số nước Đông Á - Kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” là một trong số nhiều đề tài thuộc Chương trình khoa học công nghệ KX.02 “Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam” do GS. TS. Lê Hữu Nghĩa, UVTƯ Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm.

Đây là một đề tài có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Hiện nay viêc lựa chọn một mô hình phát triển phù hợp, nhằm “sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Để lựa chọn và định dạng một mô hình phát triển xã hội phù hợp, bên cạnh yêu cầu xuất phát từ thực tiễn đất nước, không thể bỏ qua những kinh nghiệm có thể tham khảo và vận dụng từ con đường đi lên của các nước, nhất là các nước có nhiều đặc điểm và điều kiện tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á. Đề tài đã không chỉ tập trung phân tích những nét đặc trưng nhất, những điểm tích cực và hạn chế trong mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Á, mà trên cơ sở đó đúc kết những kinh nghiệm có thể tham khảo với Việt Nam.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm 4 chương

- Chương I: Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa

- Chương II: Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Nhật Bản và Hàn Quốc

- Chương III: Mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Malaixia, Xinhgapo và Thái Lan

- Chương IV: Những kinh nghiệm gợi mở với Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đó rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. Mặc dự tất cả các nước đều mong muốn tạo dựng một xã hội công bằng, nõng cao chất lượng sống tối ưu cho người dân, song các chính sách phát triển xã hội luôn vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại, ngay cả khi mục tiêu đề ra là hết sức chuẩn xác và ưu việt. Vì rằng, các mục tiêu phát triển xã hội thường xuyên chịu tác động bởi nhiều yếu tố: điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa, tố chất người lao động,… Do vậy, các chính sách xã hội không phải lúc nào cũng cú khả năng hiện thực hóa. Bởi thế, cần phải đặt các chính sách phát triển xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác. Nghĩa là, cần xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, một chế độ chính trị ưu việt, một môi trường văn hóa trong lành và một đội ngũ lãnh đạo tinh hoa.

2. An sinh và giáo dục là hai mảng được tất cả các nước đặc biệt quan tâm trong mục tiêu phát triển xã hội. An sinh không chỉ có vai trò đảm bảo cuộc sống an toàn cho mọi thành viên xã hội, trên mọi lĩnh vực: y tế, việc làm, nhà ở, hưu trí,… mà còn có ý nghĩa phúc lợi, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân - đặc biệt với tầng lớp yếu thế trong xã hội. Quan trọng hơn, nó góp phần điều chỉnh, cân bằng (trong các mức độ khác nhau) lợi ích giữa các giai tầng, trên cơ sở đó điều hoà mọi quan hệ và mâu thuẫn trong xã hội. Giáo dục được tất cả các nước khẳng định là nhân tố cực kỳ quan trọng trong phát triển xã hội nói riêng, phát triển đất nước nói chung...

3. Chính sách xã hội đúng chưa phải là điều kiện đủ để thúc đẩy xã hội phát triển. Cần phải có một mô hình (hay phương thức) quản lý xã hội hiệu quả.

Song song với việc cải cách và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, các quốc gia ngày càng chú ý đến vai trò tham gia quản lý của các tổ chức xã hội và công dân. Trước đây, nhân dân chủ yếu yên lòng với thân phận bị quản lý, thậm chí bị thống trị. Xã hội đó không dạy cho người dân thường biết rằng, họ chính là một chủ thể quản lý quan trọng của xã hội; sự giám sát và phản hồi ý kiến của họ có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc xây dựng một chính phủ hiện đại, trong sạch và minh bạch; sự đóng góp của họ góp phần hoàn thiện xã hội, lành mạnh hóa xã hội.

4. Trong quá trình phát triển và quản lý phát triển xã hội, Việt Nam rất cần tham khảo, vận dụng kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước có nhiều nét tương đồng như Trung Quốc. Quá trình hội nhập toàn cầu đó giúp Việt Nam học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm ngay trong thực tiễn quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới. Có thể nói, nhiều chính sách phát triển xã hội và phương thức quản lý phát triển xã hội của Trung Quốc, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực có ý nghĩa gợi mở, đáng suy ngẫm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng, không thể bỏ qua, đó là cần sáng suốt lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện và yêu cầu cụ thể của Việt Nam. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố đặc thù, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện cácc chính sách phát triển xã hội và phương thức quản lý sự phát triển xã hội. Bởi, có rất nhiều chính sách hoặc cách làm hay, thành công ở nước khác, nhưng lại không thể, hoặc chưa thể thực hiện ở Việt Nam. 
Một  số hình ảnh
 buổi nghiệm thu









                                                    
Ngoc Hai st.








Các tin khác

Thông tin bảo vệ luận văn thạc sĩ (14/06/2010)
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc nhận Bằng “Tiến sĩ Danh dự Viện Viễn Đông, VHLKH Nga” (30/05/2010)
Thông báo về việc thi tuyển Viên chức (23/03/2010)
Cán bộ Viện nghiên cứu trung quốc đi trao đổi khoa học tại Trung Quốc (21/01/2010)
Chuyến công tác của đoàn cán bộ Viện KHXH Việt Nam tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc (20/01/2010)
Những sự kiện ảnh hưởng đến Trung Quốc trong 60 năm qua (20/01/2010)
Tình hình kinh tế trung quốc tháng 11 và 11 tháng năm 2009 (08/01/2010)
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 10 và 10 tháng năm 2009 (07/01/2010)
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 9 và 9 tháng năm 2009 (06/01/2010)
Thông tin bảo vệ luận văn Cao học (23/12/2009)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn