TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
 
 
Thu viện ảnh
 Thời tiết Minimize | Maximize
 Hà nội  ° 
 Hải phòng  ° 
 Đà nẵng  ° 
 Hồ chí minh  ° 
Truy cập : 9376082
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Đại hội 17 Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhận định của nhà khoa học Nga (25/02/2008)

Năm 2007 là năm đặc biệt của nhân dân Trung Quốc. Cả nước sống trong bầu không khí chính trị sôi động trước, trong và sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc lần thứ XVII (dưới đây viết tắt là Đại hội XVII).  Đây “là một đại hội của thống nhất, thắng lợi và tiến bộ…, có ý nghĩa sống còn với toàn Đảng, toàn dân Trung Quốc nhằm đạt được sự thống nhất về tư tưởng, xác định đường hướng và thúc đẩy tinh thần làm việc cùng nhau vì những thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng một xã hội hoà hợp, thịnh vượng, mở ra tiến trình mới của phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” 
Đối với thế giới, Trung Quốc trong những năm gần đây nói chung và Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc nói riêng luôn gây được sự chú ý đặc biệt. Là những nước láng giềng có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nước Nga, Việt Nam, cũng giống như dư luận trong nước Trung Quốc, càng quan tâm đến sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất này trong sinh hoạt chính trị, tư tưởng của Trung Quốc.
Tại Nga có nhiều bài viết và phát biểu của các chính giới, được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng về Đại hội XVII. Tuy nhiên, những đánh giá của một số nhà Trung Quốc học Nga nghiên cứu chuyên sâu về Trung Quốc tại Viện Viễn Đông do Viện sĩ Titarenko M.L. làm viện trưởng, có nhiều điểm quan trọng, được dư luận nước Nga và những người tìm hiểu về Trung Quốc lưu tâm hơn cả. Dưới đây là những quan điểm chính của Viện sĩ Titarenko nói về sự kiện chính trị quan trọng này.
1. Bầu không khí chung xung quanh Đại hội XVII
Viện sĩ cho rằng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả làm việc chung của Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc:
a) Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc: Những năm gần đây, Trung Quốc luôn đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, luôn xấp xỉ 2 con số. Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới và vượt lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế.
b) Mặt trái của phát triển kinh tế: Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển với tốc độ thần kỳ đem lại cho Trung Quốc nhiều tiền của, phần nào đó nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, theo Viện sĩ, chính mô hình phát triển kinh tế đặc sắc Trung Quốc là nguyên nhân chính sinh ra nhiều mâu thuẫn nội tại trong nước. Nếu không có cách giải quyết hợp lý những mâu thuẫn nội tại này trong những năm tới Trung Quốc nhất định phải đối mặt với sự mất ổn định trong nước. Điều này đòi hỏi phải có những sửa đổi trong tư tưởng cải cách của Trung Quốc.
c) Về quan hệ quốc tế: Hiện thời Trung Quốc đang gặp nhiều thuận lợi trong quan hệ quốc tế nói chung để thực hiện những chủ trương chính sách của mình cả về đối nội lẫn đối ngoại. Trung Quốc đã chứng tỏ rằng nước này đã hội nhập tốt vào quá trình toàn cầu hoá. Kết quả 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới là một minh chứng rằng Trung Quốc đã giải quyết tốt những khó khăn gặp phải trong quá trình toàn cầu hoá và tận dụng tốt những thuận lợi do quá trình này đem lại.
Tuy nhiên, Viện sĩ cho rằng Trung Quốc đang ra sức thực hiện chính sách hai chiều trong quá trình toàn cầu hoá. Một mặt, Trung Quốc ra sức tận dụng những điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế của mình. Mặt khác, Trung Quốc cố tình tự hạn chế sự gia nhập của mình vào tiến trình này.
Dựa trên tình hình chung này mới có những cơ sở để phân tích đánh giá chung tình hình và nội dung của Đại hội XVII.
2. Đại hội XVII tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ
Theo Viện sĩ Titarenko M. L. thì 2/3 Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc trình bày trước Đại hội XVII tập trung vào những vấn đề đối nội.
Điểm quan trọng trong Đại hội XVII là nhấn mạnh vai trò của ĐCS Trung Quốc.
ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của mình. ĐCS Trung Quốc là đảng của toàn dân. Cùng với những nghị quyết của mình, ĐCS Trung Quốc có toàn quyền và đầy đủ trách nhiệm về sứ mệnh và tương lai của toàn dân tộc Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc có toàn quyền giải quyết tất cả những vấn đề đối nội vì tương lai của Trung Quốc. “Hướng tới tương lai, chúng ta hoàn toàn tin tưởng khả năng (của ĐCS Trung Quốc) giải quyết ba nhiệm vụ lịch sử vĩ đại như đẩy nhanh hiện đại hoá, hoàn thành thống nhất Tổ quốc, bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới và khuyến khích cùng phát triển”
Trong Báo cáo của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào có đề cập tới yếu tố kế thừa những tinh hoa lý luận của các nhà lãnh đạo tiền bối Trung Quốc trong xây dựng Đảng và lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Có đề cập tới những tư tưởng chính của các vị Chủ tịch tiền bối như: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân…Nhưng đại hội XVII tập trung nhấn mạnh khía cạnh đổi mới trong phát triển lý luận của Đảng. Đó là quan điểm phát triển khoa học. Báo cáo chính trị dành hẳn một phần quan trọng nói về nội dung khoa học của khái niệm này.
Trung Quốc quan tâm hơn đến vấn đề xã hội, đặt nhân tố con người làm trọng tâm của sự phát triển trong tương lai. Trong tương lai để đẩy mạnh cải cách mở cửa, Trung Quốc phải quan tâm hơn đến vấn đề con người, trước hết là các đảng viên ĐCS, sau nữa là những người Trung Quốc bình thường.
Hiện tại, ở Trung Quốc đang xuất hiện khuynh hướng quá đề cao lòng tự hào dân tộc, không khiêm tốn trước dư luận quốc tế về những thành tích đạt được của Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế trong những năm cải cách vừa qua. ĐCS Trung Quốc cho rằng đây là khuynh hướng xấu cần khắc phục. Chính quan điểm phát triển khoa học được Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đề cập trong Đại hội lần này là cơ sở tư tưởng để ngăn chặn những khuynh hướng tiêu cực trên.
Đại hội XVII khiêm tốn đánh giá những thành tích đạt được của mình trong những năm qua. Khuyến khích nhưng không đề cao quá mức lòng tự hào dân tộc của nhân dân Trung Hoa để không đưa đến dư luận không tốt trong và ngoài nước.
Quan điểm phát triển khoa học chính là một điểm mới về lý luận xây dựng Đảng, về công cuộc cải cách trong bối cảnh thế giới mới.
Chỉ trên cơ sở tư tưởng quan trọng của quan điểm phát triển khoa học, Trung Quốc mới có thể giải quyết được những vấn đề nội bộ nóng bỏng là hậu quả của mặt trái về sự phát triển kinh tế quá nóng trong thời gian qua. Đó là việc giải quyết những mâu thuẫn về khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa thu nhập thấp của một bộ phận lớn người dân với thu nhập cao của một bộ phận nhỏ trong xã hội… Quan điểm phát triển khoa học đặc biệt hữu ích cho việc giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong nông thôn Trung Quốc hiện nay và trong thời gian tới. Lãnh đạo Trung Quốc khôn khéo dùng quan điểm phát triển khoa học thay thế khái niệm “trỗi dậy hoà bình”. Điều này không gây sự hiểu lầm trong dư luận trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế nói riêng và xã hội Trung Quốc nói chung.
Uy tín của Trung Quốc nói chung trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết những vấn đề nội bộ của nước này.
Những biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề nội bộ được chỉ ra trong Đại hội XVII là quan điểm chuyển phát triển từ chú ý chiều rộng sang chiều sâu, từ chú ý về số lượng sang chú ý về chất lượng. Đặc biệt, lần đầu tiên trong Báo cáo đã đề cập tới vấn đề môi trường. Có bảo vệ được môi trường nền kinh tế Trung Quốc mới phát triển bền vững được.
3. Quan hệ đối ngoại
Điểm tập trung nhất của vấn đề đối ngoại đặt ra tại Đại hội XVII chính là vấn đề Đài Loan. Viện sĩ cho rằng mọi hoạt động đối ngoại trong thời gian tới đều được đặt sau vấn đề thống nhất nhà nước và vấn đề Đài Loan.




Các tin khác

Kỷ niệm 100 năm Tôn Trung Sơn lãnh đạo biên giới Quảng Tây khởi nghĩa vũ trang chống Thanh. (25/02/2008)
“Vai trò của cán bộ công chức Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới” (13/01/2008)
 
TIN MỚI NHẤT
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
 
 
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
 
 
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIES
Địa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn